Việt Nam gia tăng mậu dịch // Back to NEWS

20/11/2006
Category: Ấn Phẩm

Việt Nam gia tăng mậu dịch

Bằng việc gia nhập WTO, nền kinh tế phát triển nhanh thứ hai châu Á đã sẵn sàng sang số tăng tốc hàng xuất khẩu của mình

Kay Johnson /Hà Nội

Anthony Salzman nhớ lần cuối cùng Việt Nam được dự đoán là con hổ tiếp theo của châu Á. Cựu biểu tình viên chống chiến tranh trở thành tư vấn kinh doanh khi đó đang làm đại diện cho Caterpillar tại Việt Nam khi đất nước mở cửa cho đầu tư nước ngoài trong những năm đầu thập niên 1990. Trở lại thời điểm đó, đường phố Hà Nội chủ yếu đầy xe đạp, tất cả các máy fax phải đăng ký với công an, nhưng điều đó không ngăn các viên chức điều hành các công ty quốc tế đầy trong khách sạn nước ngoài duy nhất tại Hà Nội, Metropole, để bàn tính tương lai. “Trong một quán bar vào bất kỳ buổi tối nào,” Salzman nhớ lại, “đã có những người, tổng hợp lại, có thể đã cam kết đầu tư ngay 50 tỉ USD”. Thời gian tốt đẹp đó không kéo dài. Đa phần do các quy định mơ hồ về đầu tư của chính phủ cộng sản và các cải cách kinh tế chậm chạp, các nhà đầu tư thất vọng và vỡ mộng về các triển vọng của Việt Nam. Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Ánăm 1997, tốc độ tăng trưởng của nước này đã giảm từ 8,2% xuống còn 4,8% trong hai năm. “Việt Nam đã không bị ảnh hưởng mạnh”, Salzman nhớ lại. “Giống như một quả bom không nổ”.

Gần một thập niên sau đó, nền kinh tế của Việt Nam trở nên nóng bỏng, chứ không xìu xuống – và các nhà đầu tư đang đổ dồn trở lại, cá cược rằng đất nước đã sẵn sàng chấp nhận những cải cách sâu rộng của thị trường tự do và mở cửa với thế giới. Có một lý do lành mạnh để cho rằng mọi thứ lần này khác xưa. Tuần trước, sau nhiều năm gắng sức, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, một động thái có thể giúp tự do hóa nền kinh tế của đất nước và châm ngòi cho một sự bùng nổ nhờ xuất khẩu tương tự như sự tăng trưởngmà Trung Quốc đã nhận được sau khi gia nhập WTO vào năm 2001. Việt Nam đã có được một loạt thành công. Đó là tốc độ tăng trưởng GDP trong năm nay dự báo 8,2%, tốc độ nhanh thứ hai ở châu Á sau Trung Quốc và ở ngang bằng với Ấn Độ. Xuất khẩu ước lượng tăng 24% trong 10 tháng đầu của năm 2006. Thị trường chứng khoán non trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thị trường chứng khoán hoạt động tốt nhất trong năm nay của châu Á, tăng 70%. Và điều tốt nhất là, Hà Nội sẽ tổ hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương vào ngày 18-19 tháng 11, dự kiến sẽ có sự tham dự của Tổng thống Mỹ George W. Bush và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Salzman, người đã trải qua những năm gian khó và đã xây dựng một hệ thống phân phối vật liệu công nghiệp với doanh thu hàng năm là 100 triệu USD, nói ông nghĩ rằng Việt Nam cuối cùng đã đi đến một nền kinh tế hiện đại. “Trước đây, người ta nói [người Việt Nam] đã không sẵn sàng”, ông nói. “Bây giờ, tôi nghĩ rằng họ đang sẵn sàng”.

Có rất ít nghi ngờ về khả năng thực hiện của đất nước. Lực lượng lao động có học và trẻ trung – 54% trong số 84 triệu dân của Việt Nam đang ở độ tuổi dưới 30. Tiền lương thấp hơn so với các thành phố ven biển của Trung Quốc, họ là đối thủ cạnh tranh về việc làm trong sản xuất. Đảng Cộng sản vừa mới đặt một chính phủ mới lãnh đạo bởi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đã tuyên bố sẽ tiếp tục cải cách kinh tế và chống nạn tham nhũng tràn lan của đất nước. Trong khi sự thật là nền kinh tế của Việt Nam vẫn còn tương đối nhỏ – ở mức 53 tỉ USD năm ngoái, tổng GDP của cả nước vào khoảng một nửa của Phi-líp-pin – nó cũng rất sôi động, với một tầng lớp kinh doanh ngày càng tăng (40.000 công ty tư nhân đã được thành lập năm 2005) và các doanh nghiệp hàng hóađang phát triển mạnh. Việt Nam hiện là nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới và là nước xuất khẩu lớn thứ hai về cà phê, hạt điều và gạo. Và các công ty đa quốc gia đang ngày càng chọn nước này làm cơ sở sản xuất. Canon Inc. có hai nhà máy máy in khổng lồ ở Việt Nam và đang xây dựng nhà máy in thứ ba ở tỉnh Bắc Ninh, 20 dặm về phía đông bắc Hà Nội. Nhà máy mới sẽ là nhà máy sản xuất máy in phun lớn nhất trên thế giới. Nike gần đây đã tăng sản xuất hàng năm tại Việt Nam từ 54 triệu đôi giày lên 70 triệu đôi, làm cho đất nước trở thành nguồn sản xuất giày thể thao Nike lớn thứ hai thế giới (Trung Quốc là nước sản xuất lớn nhất).

Các quan chức Chính phủ đang tính toán gia nhập WTO để duy trì động lực đó. Với tư cách thành viên thứ 150 của tổ chức, Việt Nam có ưu thế tiếp cận được nhiều hơn với thị trường nước ngoài như Hoa Kỳ và châu Âu về các mặt hàng xuất khẩu nông sản và hàng sản xuất; bằng cách tuân thủ chặt chẽ hơn các chính sách tự do mậu dịch mà WTO đòi hỏi các thành viên của tổ chức, Việt Nam cũng có thể có khả năng thu hút thêm đầu tư nước ngoài về mọi thứ từ nhà máy tới các xưởng hóa dầu, điều này giúp thúc đẩy sự tăng trưởng việc làm. (Trong 10 tháng đầu năm nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ước tính khoảng 6,5 tỉ USD, vượt tổng số 6,1 tỉ USD cho cảnăm ngoái). “WTO là loại con dấu phê duyệt mà nhiều, rất nhiều công ty lớn đã và đang chờ đợi”, Tim Tucker, giám đốc Ford Việt Nam nói, hãng này có một nhà máy lắp ráp ở ngoại ô Hà Nội. “Họ sắp sửa đổ vào đất nước này cho mà coi”.

Nhưng đầu tư đó có một cái giá kèm theo. Để đạt được mục tiêu gia nhập WTO, Việt Nam đã có những nhượng bộ lớn hơn các nước khác khi gia nhập đã được yêu cầu thực hiện, nghĩa là Việt Nam đồng ý với các rào cản thương mại thấp hơn, cắt giảm nhiều khoản trợ giá của chính phủ và cho phép nước ngoài cạnh tranh hầu như không bị trói buộc trong một số lĩnh vực của nền kinh tế trong nước. “Đó là một cuộc mặc cả gay go còn hơn những gì Trung Quốc đã nhượng bộ,” Jonathan Pincus, một nhà kinh tế tại Hà Nội thuộc Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) nói. Ví dụ, tháng 4 tới, Việt Nam phải cho phép các ngân hàng nước ngoài thành lập các văn phòng chi nhánh của mình ở trong nước, mà không yêu cầu họ hợp tác với các ngân hàng trong nước như các ngân hàng muốn vào Trung Quốc đã bị bắt buộc phải làm. Pháp luật Việt Nam hiện nay bảo hộcác công ty bảo hiểm do nhà nước chi phối bằng cách cấm các công ty bảo hiểm nước ngoài bán bảo hiểm cho các cá nhân, nhưng điều đó sẽ thay đổi trong khuôn khổ WTO. Nguy cơ rất cao: dưới 5% người dân Việt Nam giờ đây có tài khoản ngân hàng hoặc mua bảo hiểm, do đó, các thị trường tiềm năng là rất lớn. Trong lĩnh vực bán lẻ, các công ty nhà nước có cổ phần chi phối cũng chủ cửa hàng nhỏ chắc chắn sẽ cảm thấy khó khăn khi chuỗi các cửa hàng nước ngoài khởi động chiến dịch tấn công. “Tình hình sẽ thay đổi rất nhanh”, Pincus nói. “Các đại siêu thị, các chuỗi nhà hàng lớn, các cửa tiệmlớn sửa chữa ô tô sẽ vào Việt Nam và cung cấp dịch vụ tốt hơn – và khách hàng sẽ đổ xô đến họ”.

Điều có thể tồi tệ cho các doanh nghiệp trong nước được nhiều người tiêu dùng Việt Nam chào đón. Lê Tố Nga, 65 tuổi, đã sống qua cuộc chiến Việt Nam và đã đứng từng xếp hàng với sổ gạo trong tay vào những năm 1980. Hôm nay, bà vui vẻ chất đầy hàng vào xe đẩy tại Big C, một siêu thị mới rộng lớn ở ngoại ô Hà Nội điều hành bởi Tập đoàn Casino của Pháp trong một liên doanh với một công ty địa phương. Mua sắm “tuyệt nhiên không phải là vấn đề yêu nước”, bà Nga nói. “Những ngày này, chúng tôi cứ việc mua những gì mình thích”.Các công ty lớn nước ngoài vào Việt Nam có lẽ sẽ tạo ra nhiều công việc hoặc nhiều công việc hơn những gì họ sẽ phá hủy, Pincus nói, và các ngân hàng mới sẽ cấp tín dụng – giờ đây chủ yếu là các công ty nhà nước – cho các công ty tư nhân đói vốn. Một số doanh nghiệp Việt Nam thậm chí còn chào đón cạnh tranh. “Tôi không lo lắng”, ông Lý Quí Trung, người sáng lập Phở 24, một chuỗi các cửa hàng phở nói. “Chúng ta đã có một khởi đầu và một thương hiệu mạnh. Tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể cạnh tranh ngay cả với McDonald’s”. (Trung sẽ phải đợi cuộc hội ngộ đó; McDonald cho biết họ hiện không có kế hoạch thâm nhập Việt Nam).

Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chiến, chính phủ Việt Nam sẽ phải tăng tốc việc hoàn chỉnh hệ thống pháp lý và cơ sở hạ tầng lênmức phù hợp nếu nước này hy vọng thu hút được nhiều hơncác công ty đa quốc. Điều hành một nhà máy ở Việt Nam có thể là một điều gây bực bội. Sản xuất điện hầu như không đáp ứng nhu cầu, hiện đang gia tăngmức 15% mỗi năm. Đường sá và các cảng đang ngày càng đông đúc. Tổng giám đốc của Nike Việt Nam Amanda Tucker nói công te nơ của công ty đôi khi nằm ở bến cảng 24 giờ trước khi được vận chuyển đi nước ngoài. Vì Việt Nam không có cảng nước sâu để xử lý các tàu “siêu công te nơ” mới và lớn hơn, hầu hết hàng xuất khẩu đầu tiên phải đến Singapore trước khi vận chuyển đến Mỹ và châu Âu, nghĩa là thêm chi phí và chậm trễ. “Hệ thống này chắc chắn là căng thẳng,” Tucker nói, và với việc dự kiến gia tăng xuất khẩu hậu WTO, “tình hình chỉ có tồi tệ hơn”. Lê Công Minh, Tổng Giám đốc Cảng Sài Gòn, cho biết có kế hoạch để chi 600 triệu USDđể nâng cấp, gồm một cảng nước sâu tại Cái Mép ở duyên hải miền nam vào trước năm 2010. Nhưng dự án vẫn chưa được phê duyệt.

Có lẽ điều chỉnh lớn nhất của Việt Nam khi gia nhập nền kinh tế toàn cầu sẽ thay đổi cái văn hóa thâm căn cố đế tham nhũng, cái gì cũng bí mật và sự can thiệp của nhà nước. Chính phủ vừa ban hành các luật mới có phạm vi điều chỉnh sâu rộng về doanh nghiệp, đầu tư và chứng khoán, các luật này sẽ thúc đẩy việc bảo hộ các công ty tư nhân và gia tăng tính minh bạch. Tuy nhiên, sẽ phải mất thời gian để đào tạo hàng ngàn viên chức quan liêu áp dụng các quy định một cách công bằng. Đất nước xếp hạng trong số một phần ba các nước nằm ở dưới đáy về chỉ số tham nhũng của tổ chức Minh bạch Quốc tế; một cuộc thanh tra gần đây của chính phủ về các bộ đã phát hiện 1.700 trường hợp hối lộ trong 9 tháng đầu năm nay. Một số nhà đầu tư phàn nàn chính phủ vẫn còn thực hiện các thay đổi đột xuất về thuế, chẳng hạn, mà không thông báo. “Thông tin là một vấn đề lớn”, ông Dominic Scriven, Giám đốc Quỹ Dragon Capital, một công ty đầu tư tài chính tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết. “Những gì bạn nghĩ là đúng vào tháng giêng, có thể không còn đúng vào tháng mười hai”.

Rất nhiều công ty nước ngoài đã học điều đó một cách khó khăn. Một trong những mối quan ngại chính của họ là sự can thiệp của chính phủ – một thực tế mà Carl Thayer, giáo sư chính trị tại Học viện Lực lượng Quốc phòng Úc, gọi là “đá người nước ngoài vào chân và đòi bồi thường”. Trong một ví dụ gần đây, ngân hàng Hà Lan ABN AMRO đã bị chính quyền buộc tội mua bán ngoại hối bất hợp pháp với ngân hàng nhà nước Ngân hàng Công thương, làm ngân hàng này bị mất 5,4 triệu USD. Ngân hàng Việt Nam đang đòi ABN AMRO trả lại các thua lỗ – mặc dù thua lỗ phát sinh do một nhân viên Ngân hàng Công thương. Ngân hàng ABN AMRO cho biết họ chẳng làm gì sai. Ngân hàng Công thương sẽ không bình luận, và chính quyền Việt Nam đã không cho biết chính xác các quy định ngân hàng nào đã bị vi phạm. Nhưng điều đã gửi đi một cảm giác ớn lạnhđến cộng đồng đầu tư nước ngoài là công an Hà Nội – chứ không phải luật lệ ngân hàng – đang tiến hành điều tra. “Nhà nước pháp quyền được chế tác tại Việt Nam là để phục vụ các lợi ích chứ không phải là một lực lượng khác quan”, Thayer nói. Nếu các công ty nước ngoài không thể tin họ sẽ được đối xử công bằng, “điều đó sẽ làm cho người ta thêm do dự khi đầu tư”.

Các nhà lãnh đạo Việt Nam phải được hỏi một câu hỏi tương tự: bây giờ Việt Nam đã là thành viên WTO, liệu Việt Nam sẽ được cộng đồng thương mại quốc tế đối xử công bằng? Bằng cách gia nhập WTO, Việt Nam hy vọng sẽ không còn bị các hạn chế thương mại như hạn ngạch dệt may mà trong quá khứ đã hạn chế việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ và châu Âu. Ngành dệt tuyển dụng 2 triệu người Việt Nam và là nguồn xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sau dầu thô. Nhưng các quan hệ thương mại của Việt Nam với phương Tây đôi khi có gai. Hoa Kỳ trong những năm gần đây đã áp thuế chống bán phá giá đối với tôm và cá da trơn của Việt Nam; EU gần đây đặt hạn chế tương tự đối với giày do Việt Nam sản xuất. Trong khi tư cách thành viên WTO mang lại cho Việt Nam khả năng thách thức các rào cản như vậy, đất nước vẫn còn có thể tìm thấy chính mình bị chặn bởi những rào cản đó bởi vì Việt Nam đã gia nhập WTO với tư cách một “nền kinh tế phi thị trường”, một phân loại đã khước từ Việt Nam một số các bảo hộ đặc ra cho các thành viên có tư cách đầy đủ. Để làm phức tạp vấn đề, Hoa Kỳ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, vẫn chưa công nhận về mặt pháp lý tư cách thành viên WTO của Việt Nam. Mặc dù việc thông qua các đạo luật cần thiết sẽ cấp “quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn” cho Việt Nam tổng thường chỉ còn là một vấn đề hình thức,điều đó có thể bị giữ lại trong Quốc hội bởi các nhà lập pháp tìm cách bảo hộ các nhà sản xuất dệt may tại các tiểu bang nhà của họ, hoặc bởi các chính trị gia muốn trừng phạt Việt Nam vì thành tích nhân quyền kém cỏi của Việt Nam. Kết quả là, Việt Nam có thể tìm thấy mình ở trong một vị trí bất thường là đã gia nhập WTO nhưng không được hưởng các lợi ích nào trong thương mại với Hoa Kỳ, là nước nhập khẩu gần 6 tỷ USD hàng hóa từ Việt Nam trong năm ngoái. “Không có vấn đề WTO sẽ là một điều rất tốt cho Việt Nam”, Pincus thuộc UNDP nói. “Nhưng vấn đề là, họ không biết Hoa Kỳ sắp chơi bẩn như thế nào. Liệu Hoa Kỳ sắp nêu [các rào cản] chống bán phá giá mỗi khi Việt Nam gia tăng thị phần của mình?”

Mặc dù những bất trắc, tinh thần lạc quan về các triển vọng kinh tế của Việt Nam vẫn tuôn chảy sâu xa. Tuần trước, Intel tuyên bố sẽ tăng đầu tư vào một nhà máy lắp ráp con chip vi tính và thử nghiệm dự kiến lên 1 tỷ USD, gấp ba lần cam kết ban đầu của công ty. Sau khi hoàn thành, cơ sở 500.000 foot vuông tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là lớn nhất trong loại hình này trên thế giới. “Tôi nghĩ rằng Việt Nam đang làm tất cả những điều đúng đắn”, ông Rick Howarth, Giám đốc sản xuất tại Việt Nam của Intel cho biết. Scriven thuộc Dragon Capital nói: “Đây là một trong những nơi ủng hộ đổi mới nhất mà tôi đã đến. Nhưng có yêu cầu về thời điểm. Cơ hội đến và cơ hội sẽ đi, nhưng trận chiến phía trước là một con đường dài”. Với tư cách thành viên WTO hứa hẹn sẽ lật ngược thế cờ, Việt Nam đã sẵn sàng để tham gia cuộc chiến.

alt-txt